Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

Hạt nhựa pet và các ứng dụng của hạt nhựa pet

Thị trường hạt nhựa đang diễn ra vô cùng sôi động với nhiều loại hạt nhựa khác nhau như hạt nhựa tái sinh, hạt nhựa PVC,…  Trong số đó, hạt nhựa PET là sản phẩm được khách hàng đánh giá cao về hiệu quả sử dụng cũng như giá thành vô cùng hợp lý.

Chắc chắn rằng, trong cuộc sống ai trong chúng ta cũng đã từng tiếp xúc với những sản phẩm được làm từ hạt nhựa PET. Tuy nhiên, những kiến thức về sản phẩm này vẫn còn khá mơ hồ. Vậy nên trước tiên chúng ta cần xây dựng khái niệm cơ bản về loại hạt nhựa này.

Hạt nhựa PET là gì?

Hạt nhựa PET có tên gọi đầy đủ là hạt nhựa polyethylene terephthalate thuộc loại nhựa polyester là nhựa nhiệt dẻo. Trong thực tiễn chúng thường được sử dụng trong quá trình tổng hợp xơ sợi và là phần chính để tạo ra những sản phẩm đựng đồ uống, hộp đựng thức ăn. Nó có khả năng ép phun để tạo hình và thường được kết hợp với xơ thuỷ tinh trong kỹ nghệ.

Không giống như các loại hạt nhựa thông thường, loại hạt nhựa này có độ bề cơ học cao, độ cứng lớn, có khả năng chịu lực tác động tốt và chống mài mòn hiệu quả. Và đặc biệt khi nhắc đến hạt nhựa này, chúng ta phải nhắc đến khả năng chống thấm khí O2 và CO2 vượt trội.

Với những ưu điểm và đặc tính nổi trội, đây là loại hạt nhựa được sử dụng phổ biến trong quá trình sản xuất đồ nhựa, khay nhựa, bình đựng nước,.... đem đến cảm giác an toàn cho người sử dụng.

Hạt nhựa hdpe là gì

 Trong đời sống hiện nay, nhựa là một chất liệu được sử dụng ngày càng rộng rãi, dần dần khẳng định được vị trí quan trọng, thay thế cho các chất liệu đắt đỏ khác. Nhựa ứng dụng được vào rất nhiều các lĩnh vực trong đời sống, một trong số đó không thể không kể đến loại nhựa đang rất được người dùng sử dụng nhiều nhất  hiện nay đó là hạt nhựa hdpe. Tại sao loại nhựa này lại được ưa chuộng nhiều đến vậy, nó có những tính năng nổi trội nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời thông qua bài viết sau.

Ưu điểm vượt trội của hạt nhựa hdpe

Nói đến hạt nhựa hdpe, người dùng có lẽ là hài lòng nhất với độ bền vượt trội của nó. Hạt nhựa hdpe là chất liệu để làm ra rất nhiều các sản phẩm có tuổi thọ rất cao, khả năng chống chịu với mọi tác nhân gây hại đến từ môi trường vô cùng tốt, đặc biệt kể cả những nơi có nhiệt độ cao như ngoài trời nắng nóng, ánh sáng mặt trời với nhiều tia tử ngoại cũng không thể làm hỏng được các đồ vật được làm từ loại hạt nhựa này.


Hạt nhựa hdpe còn là dòng sản phẩm có độ dẻo tương đối tốt, do vậy mà có thể ứng dụng được vào nhiều quy trình sản xuất, là chất liệu chính để tạo nên nhiều dòng sản phẩm bằng nhựa trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng lâu dài. Chính bởi có tính năng uốn dẻo tốt nên những sản phẩm làm ra vô cùng đa dạng, mang tính thẩm mỹ cao, có nhiều hình dáng, màu sắc đa dạng, giúp cho người dùng đa dạng hơn sự lựa chọn của mình.

Sản phẩm hạt nhựa này có tính ứng dụng cao, chất liệu nhựa lại tiết kiệm được nhiều chi phí, tối giản nhất mọi hư hại không may xảy đến trong quá trình sản xuất do đó ngày này hạt nhựa hdpe được ứng dụng vào khá nhiều ngành sản xuất tại Việt Nam.

Chúng ta nên tân dụng nguyên liệu tái chế để sản xuất bao bì

 Được đánh giá là một trong những ngành năng động và tăng trưởng cao nhất (10 năm qua ngành nhựa trong nước luôn có mức tăng trưởng 15-20%/ năm), nhưng điều đáng quan tâm là ngành nhựa chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu, trong khi nguồn nguyên liệu trong nước không được khai thác...


Ông Vũ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA) cho biết, hiện nay nhựa tái chế là nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp nhựa. Để đầu tư một nhà máy, các DN trong lĩnh vực nhựa tái chế phải bỏ ra 100-200 tỷ đồng, nếu đầu tư ở mức thấp hơn thì sẽ không đảm bảo về vấn đề môi trường.




Hiện, có 27 giấy phép đã được cấp cho các DN đạt chuẩn. Thực tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa 20-25% là tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp rất lớn và xuất khẩu cũng đang tăng trưởng 12-15%.


Không chỉ sản xuất ra những sản phẩm nhựa, mà nhựa hiện nay cũng đang được đầu tư vào các ngành công nghiệp cao như vũ trụ, máy bay, và thay thế nhiều loại nguyên liệu khác như sắt thép, gỗ, xi măng...


Ngoài ra, ở thị trường xuất khẩu, nhiều DN đa quốc gia khi nhập khẩu nguyên liệu hoặc thành phẩm từ Việt Nam, họ có quy định phải có bao nhiêu phần trăm sử dụng nhựa tái chế.


Thông thường, những chai nhựa mua lại họ quy định phải quay vòng tái chế 20-30%. Trong khi đó, việc cung cấp nguyên liệu nhựa trong nước rất thấp. Các DN phải nhập khẩu nguyên liệu nhựa đến 80%.


Ngành nhựa không chủ động được nguồn nguyên liệu, đây là trở ngại lớn cho các DN, đặc biệt nếu không có nguồn nguyên liệu từ nhựa phế liệu pha trộn với hạt nhựa nguyên sinh để giảm giá thành sản phẩm thì không thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực.

Việt Nam không có thế mạnh sản xuất hạt nhựa nguyên sinh nên việc nhập khẩu nhựa phế liệu để sản xuất hạt nhựa tái sinh là giải pháp hữu hiệu cho bài toán nguyên liệu của ngành nhựa.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng nhập nguyên liệu nhựa ồ ạt dẫn đến việc “kẹt” gần 5.000 container tại cảng, ngoài các DN đã được cấp phép nhập khẩu, có cả những DN không có giấy phép, với nhiều container nguyên liệu nhựa không đạt chuẩn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tăng cường phối hợp để kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam trong thời gian tới, không để Việt Nam trở thành bãi thải, ảnh hưởng tới môi trường sống và uy tín của Việt Nam.

Ngoài việc siết chặt các DN nhập khẩu nhựa phế liệu, dư luận cũng đặt ra vấn đề tại sao DN không sử dụng nguyên liệu nhựa trong nước để vừa hạn chế nguyên liệu nhập khẩu vừa giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường?

Là đơn vị chuyên xử lý rác thải, ông Hoàng Phi Vũ, Giám đốc Công ty Minh Tâm Tín Nghĩa khẳng định: “Nhựa tái chế trong nước hiện nay không thể nào đạt được yêu cầu xuất khẩu. Còn tiêu thụ nội địa thì cũng chỉ dùng cho hàng thấp nhất”.

Theo giải thích của ông Vũ, về vấn đề thu gom, hiện nay tại Việt Nam, rác thải sinh hoạt chiếm 70-80%. Tại nông thôn, tỷ lệ rác thải được thu gom chỉ 20-50%, sau đó đưa vào bãi chôn lấp. Số rác còn lại thì nông dân tự xử lý (đốt, chôn...). Còn tại các thành phố lớn, tỷ lệ thu gom cao hơn. Như tại TP Hồ Chí Minh, ở nội thành 90-100% rác thu gom được và ngoại thành thì chỉ 70 - 80%.

Mỗi ngày TP Hồ Chí Minh phát sinh 9.000 tấn rác, trong đó chôn lấp tại Đa Phước 6.000 tấn, 3.000 tấn còn lại đưa vào 2 DN xử lý và tái chế, lọc ra được khoảng 50-60 tấn nhựa tái chế. Từ nguồn ve chai khoảng 30-40 tấn. Như vậy, chỉ tính riêng tại TP Hồ Chí Minh, TP hiện đại bậc nhất với 9.000 tấn rác/ngày, thì chỉ lấy tối đa 10% lượng nhựa thải (khoảng 900 tấn nhựa), còn lại chôn lấp.

Liên quan đến chất lượng nhựa tái chế, ông Vũ ví dụ chai nước suối, sau khi sử dụng xong thì vứt vào sọt rác trộn lẫn với các loại rác khác. Sau đó đưa vào xe ép rác lại trộn lẫn một lần nữa, và khi đến nhà máy xử lý rác (xử lý và tái chế) cũng bị trộn lẫn lần nữa, lúc này chai nhựa có mùi hôi thối kinh khủng.

Vì vậy khi đưa vào dây chuyền tách lọc tái chế, chắc chắn không thể nào đạt được yêu cầu của các nước xuất khẩu. Với bao ny lông khi tái chế cũng chỉ tái chế được hạt nhựa, chỉ dùng cho hàng thấp nhất của thị trường, tiêu thụ nội địa. “90-95% rác thải sau khi sử dụng xong thì đa phần đi về các bãi chôn lấp. Phần còn lại tái chế lại tại các nhà máy xử lý rác thì chất lượng rất thấp.

Đó chính là vấn đề nhức nhối tại Việt Nam. Chúng ta làm rất kém khâu phân loại rác tại nguồn và vấn đề này bắt buộc Nhà nước phải can thiệp vào để cùng với người dân thực hiện vấn đề phân loại rác.

Lúc đó nó sẽ trả lời một phần nào đó câu hỏi các DN tái chế nhựa có gia tăng được tỷ lệ tái chế nhựa trong nước hay không? Vấn đề đó phụ thuộc vào chính sách và cách thực hiện chính sách của Nhà nước”, ông Vũ khẳng định.

PGS TS Đinh Xuân Thắng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng môi trường Hoa Lư thừa nhận: “Sử dụng nguyên liệu tái chế thì tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Ở nước ngoài, họ phân loại rất tốt và quản lý chặt chẽ. Còn Việt Nam thì không phân loại được rác, không phân loại được chất thải”. Ông Thắng cũng cho rằng ngành tái chế nhựa của Việt Nam hiện nay là ngành công nghiệp môi trường.

Thực hiện Quyết định 1030/QĐ-TTg ngày 20-7-2009 của  Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành tài nguyên môi trường của Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến 2025, nhiều địa phương đã lập quy hoạch ngành phát triển môi trường nhưng không triển khai được vì nhiều nguyên nhân. “Ngành tái chế của Việt Nam hiện nay là ngành công nghiệp môi trường nhưng chưa được công nhận bình đẳng giống như các ngành công nghiệp khác. Còn trên thế giới, ngành công nghiệp môi trường kiếm tiền rất dễ, lợi ích kinh tế cao, tiết kiệm được nhiều tài nguyên thiên nhiên, tái sử dụng, tận dụng được chất thải các ngành công nghiệp khác. Việt Nam đã có các văn bản, có quy hoạch rồi nhưng chưa có địa phương nào có KCN hoặc là cụm công nghiệp chuyên ngành cho ngành nhựa. Đây là vấn đề cần xem xét”, PGS TS Đinh Xuân Thắng cho biết.

Xu hướng tái chế phế liệu

 Lãng phí

Nguồn phế liệu nhựa tại Việt Nam thải ra tới gần 18.000 tấn/ngày, giá phế liệu rất thấp. Do đó, hạt nhựa tái chế từ chất thải nhựa sinh hoạt có giá thấp hơn nhiều so với hạt nhựa nguyên sinh.

Ông Nguyễn Như Khuê, Giám đốc điều hành Công ty RKW Lotus khẳng định, nhựa có mặt hầu hết trong tất cả mặt hàng, sản phẩm. Riêng tại Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng trung bình 20%/năm. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển ngành nhựa tái chế.

Chỉ tính riêng chất thải nhựa, trung bình mỗi năm có khoảng 50.000 tấn chất thải từ nhựa bị chôn lấp cùng các loại chất thải khác.

Hoạt động kinh doanh tái chế chất thải nhựa cũng mang lại nhiều lợi ích. Tác động đầu tiên là tiết kiệm năng lượng cho sản xuất nhựa nguyên sinh, giúp tiết kiệm tài nguyên không thể tái tạo là dầu mỏ; giải quyết hàng loạt các vấn đề môi trường như mất mỹ quan đô thị, tắc nghẽn cống rãnh, suy thoái đất… Chi phí chôn lấp một tấn rác hiện nay là khoảng 300.000 đồng. Hiện, ở TP. HCM có tới 50.000 tấn chất thải nhựa đang chôn lấp nếu số chất thải này được mang đi tái chế, TP. HCM có thể tiết kiệm được khoảng 15 tỷ đồng mỗi năm. Dựa trên tốc độ tiêu thụ nhựa bình quân hiện tại, sự phát triển kinh tế, dân số tăng nhanh, ước tính đến năm 2020, lượng tiêu thụ, chất thải nhựa phát sinh tại TP. HCM vào khoảng 400.000 tấn/năm. Điều này cho thấy, cơ hội phát triển cho ngành tái chế nhựa là rất lớn.

Lượng nhựa tái sinh sẽ góp phần làm giảm giá nguyên liệu đầu vào 30%, qua đó làm giảm 15% giá thành sản phẩm. Ngược lại, nếu không tái chế nhựa thải, với mức tăng dân số bình quân 3,5% và tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhựa tại TP.HCM đạt bằng mức bình quân thế giới hiện nay (40kg/người) thì đến năm 2020, lượng nhựa tiêu thụ cũng như lượng chất thải nhựa phát sinh sẽ vào khoảng 400.000 tấn/năm

Số lượng rác được sử dụng tái chế tại Việt Nam ít về số lượng, lạc hậu về công nghệ và chủ yếu sản xuất với quy mô nhỏ. Với hơn 90 triệu dân cả nước, nếu mỗi năm lượng rác thải gia tăng thêm 10% như dự tính thì điều này đồng nghĩa với hàng trăm ngàn tấn rác có thể tái chế, trị giá nhiều tỷ đồng bị lãng phí.

Nhận thấy những tiềm năng này, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã tới Việt Nam để mở xưởng sản xuất tái chế phế liệu nhựa. Sau khi thu được hạt nhựa, sẽ chuyển hạt nhựa thành phẩm về Trung Quốc. Tuy vậy, theo các chuyên gia, đây sẽ là thách thức về môi trường của Việt Nam. Hiện trên địa bàn TP. HCM và các tỉnh lân cận còn nhiều xưởng tái chế phế liệu tự phát, không nằm trong các khu công nghiệp nên khó kiểm soát, đảm bảo về môi trường.

Tận dụng thế nào?

Với các nước tiên tiến trên thế giới, tái chế phế thải đang được biến thành nguồn tài nguyên quý giá. Theo Viện Công nghệ tái chế phế liệu (ISRI) Mỹ, ngành công nghiệp tái chế phế liệu Mỹ tạo ra gần 460.000 việc làm và trung bình mỗi năm tạo ra một khoản doanh thu trị giá khoảng 90,6 tỷ USD cho nền kinh tế đất nước này. Trong tổng doanh thu 90,6 tỷ USD, các doanh nghiệp tái chế nộp thuế 10,3 tỷ USD cho Chính phủ. Yêu cầu tái chế được cụ thể hóa đến từng nhà máy của từng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải ở Mỹ. Tại 3 nhà máy xử lý rác đang được xây dựng tại 2 TP Oakland và Stockton bang California (Mỹ) đều có thiết bị phân loại phế liệu tái chế.

Tại Nhật Bản, việc tái chế và tái sử dụng phế liệu luôn được khuyến khích bằng các chính sách  thuế và ưu đãi về tài chính. Năm 1992, Nhật Bản ban hành quy định “Xúc tiến sử dụng những tài nguyên tái chế”. Sau đó, năm 1997, Luật Xúc tiến thu gom, phân loại, tái chế các loại bao bì được thông qua đã giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những sản phẩm tái chế bằng cách định rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Theo luật này, người dân phải phân chia rác theo từng loại. Các cơ quan môi trường sẽ đến thu gom rác theo từng loại và chuyển tới các nhà máy xử lý rác. Hiện tại, Nhật Bản đang chú trọng đầu tư nâng cao hơn nữa khả năng tái sinh của rác thải để tạo thêm lợi nhuận và bảo vệ môi trường sống. Một số quốc gia như Thái Lan, Singapore với việc áp dụng các phương pháp tái chế rác hợp lý, mỗi năm tiết kiệm được 50%-55% các loại nguyên liệu như bột giấy, nhựa, kim loại nặng từ việc tái chế các chất thải này.

Theo các chuyên gia, để nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động tái chế nhựa tại Việt Nam, cần phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp gồm các giải pháp mang tính pháp lý, các giải pháp mang tính kinh tế và các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, thay đổi thói quen tiêu dùng và thải bỏ chất thải nhựa. Các giải pháp này cần tập trung giải quyết 3 vấn đề: Nâng cao hiệu quả thu gom chất thải nhựa, chính sách hỗ trợ hoạt động tái chế nhựa và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia tái chế nhựa

Hạt nhựa pe là gì?

 PE (viết tắt của Polyetylen), đây là một loại hạt nhựa dẻo, có cấu trúc tinh thể biến thiên. Với tính chất chống dẫn điện, chống dẫn nhiệt và chống thấm nước, hạt nhựa PE có màu trắng trong nhưng tuỳ vào từng nhu cầu và ứng dụng mà hạt nhựa sẽ được thêm màu khác nhau.

Trong các loại nhựa nguyên sinh hiện nay, hạt nhựa PE chính là một trong những nguyên liệu an toàn nhất. Hằng năm, trên 60 triệu tấn nhựa PE đã được tiêu thụ, phần lớn trong số đó được dùng để sản xuất bao bì nhựa. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về loại nhựa thông dụng này.

Tính chất của hạt nhựa PE

Nhựa PE và các sản phẩm làm từ nhựa PE có thể được nhận biết bằng cảm quan: trong suốt, hơi có ánh mờ, bề mặt bóng láng và có tính mềm dẻo nhất định.

Loại nguyên liệu này chống thấm nước và hơi nước rất tốt. Tuy nhiên khả năng chống thấm khí O2, CO2, N2 và dầu mỡ thì lại kém.

Tuy nhựa PE có nhiệt độ nóng chảy cao (chịu được nhiệt dưới 230°C) nhưng chỉ trong thời gian ngắn.

Hạt nhựa PE không dẫn điện và cũng không dẫn nhiệt. Nó dễ bị căng phồng và hư hỏng khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc các chất tẩy

Các loại nhựa PE

Nhựa PE được chia làm 8 loại tùy thuộc vào độ khâu mạch, khối lượng phân tử, tỷ trọng.

VLDPE có tỷ trọng rất thấp 0,880 – 0,915 g/cm³, có dạng mạch thẳng, mạch nhánh ngắn. Đây là một chất cô định hình, mềm dẻo, có độ dai tốt.

LDPE có tỷ trọng thấp  0,910 – 0,925 g/cm³ .

LLDPE có tỷ trọng thấp mạch thẳng 0,915 – 0,925 g/cm³.

MDPE có tỷ trọng trung bình  0,926 – 0,940 g/cm³.

HDPE có tỷ trọng cao 0.941 – 0,965 g/cm³.

UHMWPE có khối lượng phân tử cực cao từ 3,1 đến 5,67 triệu 0,935 – 0,930 g/cm³. Loại nhựa PE này thường có tính chất cứng.

PEX hay XLPE  khâu mạch.

HDXLPE  tỷ trọng cao, và khâu mạch, được tổng hợp khi cho thêm các Peoxit.

Công dụng của nhựa PE

Tuy đều thuộc họ PE nhưng mỗi loại nhựa PE lại có một công dụng khác nhau.

Chẳng hạn, nhựa VLDPE thường được dùng để sản xuất găng tay, màng co, bao bì bọc hàng hoặc được sử dụng như một thành phần tham gia quá trình biến đổi của chất dẻo khác.


Nhựa UHMWPE lại được sử dụng làm sợi và tấm lót thùng đạn vì tính chất vật lý cứng của nó. Trong khi nhựa HDXLPE là nguyên liệu chính để sản xuất màng nhựa, ống, dây và cáp điện.

Ngoài ra, hạt nhựa PE nói chung còn được dùng để sản xuất túi xách hoặc thùng nhựa với kích cỡ đa dạng, từ 1 đến 20 lít.

PE còn được dùng để sản xuất các loại nắp chai và chế tạo các thiết bị trong ngành hóa học.

Cách sử dụng các sản phẩm làm từ hạt nhựa PE

Hiện nay nhiều công ty sản xuất bao bì nhựa sử dụng dẫn chất phtalat để làm chất hóa dẻo, loại chất dễ bị thôi nhiễm khi gặp nhiệt độ cao, nhiễm vào thực phẩm, theo đường tiêu hóa vào cơ thể làm xáo trộn và phá vỡ nội tiết tố ở người. Vì thế, các sản phẩm bao bì làm từ nhựa PE dùng để đóng gói và chứa thực phẩm cần được sử dụng đúng cách để hạn chế nguy cơ gây hại cho sức khỏe.


Tránh hâm nóng, bỏ vào lò vi sóng, hoặc chứa thực phẩm quá nóng (trên 110°C) và có nhiều chất béo trừ khi sản phẩm bạn dùng là sản phẩm đã được thiết kế chuyên dụng cho việc đựng thực phẩm nóng.

Nên vệ sinh hộp nhựa làm từ nhựa PE đúng cách: dùng khắn giấy lau sạch vết dơ và dầu mỡ bám trên hộp, rửa lại bằng nước rửa chén và tráng qua để làm sạch. Tuyệt đối không được rửa bằng nước sôi và chất tẩy rửa mạnh

Do đặc tính hóa học của hạt nhựa PE có thể hấp thụ mùi nên chai lọ đựng bằng nắp được làm từ PE phải được bảo quản trong môi trường không chứa chất gây mùi.

Hy vọng các chia sẻ của bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hạt nhựa PE – loại nhựa an toàn đang được sử dụng rất thường xuyên trong đời sống hằng ngày.

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

Túi OPP băng keo seal, đục lỗ treo

 Túi opp băng keo hay còn gọi opp băng ( nắp)  keo, túi nilon băng keo ghép màng ngọc thường dùng đựng quần áo, bao bì dán miệng đựng thước, đựng đũa, đựng thìa ( muỗng ), đựng viết. Chất liệu OPP bóng kiếng có dán nắp keo tiện dụng.

Với loại bao bì này chúng tôi nhận chạy trên 50kg không in. Còn nếu quý khách muốn in thông tin lên thì phải tốn chi phí làm trục in ban đầu.

Ngoài chất liệu OPP, quý khách có thể dùng dạng màng ghép phức hợp là OPP/CPP để làm một số lượng túi cao cấp hơn hoặc in hình ảnh lên túi ghép màng sẽ cho chất lượng sản phẩm cao hơn.

Chất liệu túi opp băng keo

Nếu quý khách in mẫu in đơn giản 1, 2 màu hoặc màu cham đơn giản thì dùng chất liệu OPP. Chất liệu này thường được dùng phổ biến nhất hiện nay dùng cho các sản phẩm đựng bút bi, tập, hoặc trong quần áo may mặc.

Nếu mẫu in của quý khách có in hình ảnh thì nên sử dụng dạng màng ghép phức hợp giúp hiệu quả in ấn đặt được cao nhất. Được in bằng công nghệ in ấn ống đồng sắc nét, thường dùng các loại sản phẩm cao cấp như quần áo xuất khẩu.

Chất liệu túi opp băng keo

Nếu quý khách in mẫu in đơn giản 1, 2 màu hoặc màu cham đơn giản thì dùng chất liệu OPP. Chất liệu này thường được dùng phổ biến nhất hiện nay dùng cho các sản phẩm đựng bút bi, tập, hoặc trong quần áo may mặc.

Nếu mẫu in của quý khách có in hình ảnh thì nên sử dụng dạng màng ghép phức hợp giúp hiệu quả in ấn đặt được cao nhất. Được in bằng công nghệ in ấn ống đồng sắc nét, thường dùng các loại sản phẩm cao cấp như quần áo xuất khẩu.

Chất liệu túi opp băng keo

Nếu quý khách in mẫu in đơn giản 1, 2 màu hoặc màu cham đơn giản thì dùng chất liệu OPP. Chất liệu này thường được dùng phổ biến nhất hiện nay dùng cho các sản phẩm đựng bút bi, tập, hoặc trong quần áo may mặc.

Nếu mẫu in của quý khách có in hình ảnh thì nên sử dụng dạng màng ghép phức hợp giúp hiệu quả in ấn đặt được cao nhất. Được in bằng công nghệ in ấn ống đồng sắc nét, thường dùng các loại sản phẩm cao cấp như quần áo xuất khẩu.

Loại bao bì này rất tiện lợi vì chúng ta có thể mở nắp bao ra nhiều lần khi cần và đóng lại bằng lớp keo phủ trên miệng bao. Túi trong suốt nên dùng để đựng hoặc trưng bày các sản phẩm như: quần áo, đồ chơi trẻ em, bao lì xì, bìa giấy…


túi opp băng keo

túi opp băng keo

Chúng tôi nhận cắt thành từng tấm (cắt tờ) cho các chất liệu trên, nhận IN TÚI OPP, IN TÚI PP, IN TÚI PE, IN TÚI XỐP, IN TÚI ZIPPER, IN GIA CÔNG…

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

Màng ghép phức hợp là gì

 Màng nhựa phức hợp hay còn gọi là màng ghép là một loại vật liệu nhiều lớp mà ưu điểm là nhận được những tính chất tốt của các loại vật liệu thành phần.

– Người ta đã sử dụng cùng lúc (ghép) các loại vật liệu khác nhau để có được một loại vật liệu ghép với các tính năng được cải thiện nhằm đáp ứng các yêu cầu bao bì.

Khi đó chỉ một tấm vật liệu vẫn có thể cung cấp đầy đủ tất cả các tính chất như: tính cản khí, hơi ẩm, độ cứng, tính chất in tốt, tính năng chế tạo dễ dàng, tính hàn tốt… như yêu cầu đã đặt ra.

– Về mặt kỹ thuật vật liệu ghép được ứng dụng thường xuyên, chúng đạt được các yêu cầu kỹ thuật, các yêu cầu về tính kinh tế, tính tiện dụng thích hợp cho từng loại bao bì, giữ gìn chất lượng sản phẩm bên trong bao bì, giá thành rẻ, vô hại ….


 Cấu trúc bao bì có màng ghép phức hợp:

  + Các polymer khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào vai trò của chúng như là lớp cấu trúc, lớp liên kết, lớp cản, lớp hàn.

  + Lớp cấu trúc: đảm bảo các tính chất cơ học cần thiết, tính chất in dễ dàng và thường có cả tính chống ẩm.

  + Các lớp liên kết: là những lớp keo nhiệt dẻo (ở dạng đùn) được sử dụng để kết hợp các loại vật liệu có bản chất khác nhau.

  + Các lớp cản: được sử dụng để có được những yêu cầu đặc biệt về khả năng cản khí và giữ mùi : PET, PA, AL, MCPP, MPET.

  + Các lớp vật liệu hàn: thường dùng là PE và hỗn hợp LLDPE.

 – Nguyên liệu sử dụng:

 Màng OPP, PET, PA, CPP, LLDPE, AL (nhôm), MCPP, MPET, …

Trong đó :

             + Chất liệu màng in được là : OPP, PET, PA, CPP, …

             + Chất liệu màng để ghép bên trong là CPP, LLDPE, AL (nhôm), MCPP, MPET

Hạt nhựa pet và các ứng dụng của hạt nhựa pet

Thị trường hạt nhựa đang diễn ra vô cùng sôi động với nhiều loại hạt nhựa khác nhau như hạt nhựa tái sinh, hạt nhựa PVC,…  Trong số đó, hạt ...